Bài thuốc từ củ hành tây

Hành tây, với vị đặc trưng và sự tươi ngon, đã trở thành một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn trên khắp thế giới. Với hương vị độc đáo và đa dạng cách chế biến, hành tây đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trong nhiều nền văn hóa ẩm thực.

Từ hành tây xào thịt thơm ngon đến món gỏi sảo mùi hấp dẫn, từ bát nước súp ấm áp cho những ngày lạnh đến món ăn sống, tươi mát khi ép nước uống, hành tây không chỉ là một loại rau gia vị mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo trong bếp núc.

Là vị thuốc quý phòng chữa một số chứng bệnh rất hiệu quả.

Trong 100g hành tây có 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, 0,8g chất tro và 38mg calci, 58mg phosphor, 0,8mg sắt, 0,03mg caroten, 0,03mg B1, 0,04mg B2, 0,02mg PP và 10mg C… đều là dưỡng chất rất cần thiết với sức khỏe. Nhiều thử nhiệm lâm sàng  cho thấy, hành tây tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm kết vón tiểu cầu và hình thành cục máu đông – nguyên nhân của nhồi máu cơ tim đột quỵ. Các nhà khoa học phát hiện ra trong hành tây có phytoncid – một chất diệt khuẩn dễ bị bay hơi, diệt được nấm và các vi trùng khác.

Một số món ăn có trong bài thuốc từ củ hành tây:

  • Chữa bệnh gút: hành tây 100g thái nhỏ trộn 1 quả trứng gà, thêm gia vị chiên ăn tuần vài lần.
  • Chữa phong thấp nhức mỏi: hành tây 100g, ớt cà 50g, cà rốt 50g thịt ba chỉ 50g xào ăn.
  • Chữa gan nhiễm mỡ, mập phì: hành tây 100g, ớt chuông 20g, thịt hến 50g, rau răm, tỏi, gia vị vừa đủ xào ăn.
  • Chữa suy nhược thiếu máu chóng mặt: hành tây 100g, ớt ngọt 40g, hành hoa 10g, gan heo 50g xào ăn.
  • Chữa cảm lạnh đau đầu nghẹt mũi: hành tây 1 củ to xắt nhỏ luộc qua ép lấy nước uống.

Lưu ý: Phụ nữ cho con bú không nên dùng hành nhiều khiến con dễ bị sôi bụng, người âm hư hoả vượng, dễ ra mồ hôi không nên dùng nhiều.

Người tăng huyết áp nên ăn hành tây không?

 

Tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *